Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

“Đâu phải cứ ở Ciputra là an tâm về nước sạch ở Hà Nội.”

Đó là những chia sẻ rất thật của cô Hyun Jung – Hàn Quốc,37 tuổi sinh sống tại chung cư cao cấp Ciputra gần 8 năm.

Nguồn nước của khu chung cư cao cấp này, do nước Thành phố cung cấp. Mặc dù thành phố đã rất cẩn thận trong công đoạn lắp ráp đường ống dẫn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn nguồn nước và đảm bảo “nước lúc nào cũng có” nhưng trên thực tế, hiện tượng đường ống dò rỉ, han gỉ, vỡ đường ống, tắc ống… diễn ra thường xuyên, người dân “chẳng buồn” quan tâm đến chuyện nước có sạch, có đảm bảo không? Mà họ chỉ quan tâm “hôm nay có phải khiêm tốn nước cho việc…đi vệ sinh không?.

Do nhu cầu sử dụng nước mỗi người một khác nhau, mỗi khu vực khác nhau và dựa vào kinh tế của từng hộ gia đình. Đại đa số các hộ dân ở khu chung cư cao cấp Ciputra, họ đều mong muốn không những có nước sinh hoạt mà chất lượng nước sinh hoạt phải đạt chuẩn nước sinh hoạt cao cấp theo đúng “tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt”.

Thực tế, theo kết quả báo cáo của hầu hết các trung tâm phân tích môi trường tại Hà Nội nhận định: Mặc dù nguồn nước đầu vào của chung cư Ciputra đã được xử lý sơ bộ nhưng vẫn còn nhiều tồn dư kim loại nặng không được xử lý triệt để như Sắt, Mangan, Canxi, Asen… Nếu trong nguồn nước có quá nhiều kim loại nặng, vượt mức cho phép nhiều lần sẽ là tác nhân một số bệnh ngoài da đối với những người có hệ miễn dịch nhạy cảm.

Như vậy, cần phải có một biện pháp nào đó để xử lý nước nhiễm kim loại nặng tại khu vực này, đặc biệt những hộ gia đình có trẻ em và người già, có hệ miễn dịch chưa tốt so với người trưởng thành.

Rất nhiều hộ gia đình tại khu chung cư Ciputra đã lựa chọn giải pháp rất thông minh nhằm xử lý nguồn nước đầu vào từ thành phố cấp. Nhiều hộ gia đình, đã không ngần ngại, thậm chí đặt trọn niềm tin vào dịch vụ xử lý nước sinh hoạt của thương hiệu Doctorhouses

>> Hà Nội: Được dùng nước sạch… vẫn không sạch!


Hà Nội: Được dùng nước sạch… vẫn không sạch!

Hệ thống cấp nước Hà Nội do Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội quản lý. Hệ thống cấp nước Hà Nội được xây dựng từ năm 1894 dưới thời thực dân Pháp đô hộ cho đến nay. Sau hơn một thế kỷ vận hành khai thác, hệ thống đã được mở rộng và nâng cấp nhiều lần.

Hiện nay, Công ty Kinh doanh nước sạch HN chịu trách nhiệm cấp nước cho 8 quận nội thành là: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai và 2 huyện ngoại thành là Từ Liêm, Thanh Trì.

Tuy nhiên, khoảng chục năm trở lại đây, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Hà Nội hiện nay đang ở mức báo động nghiêm trọng, đặc biệt ô nhiễm kim loại nặng trong nước uống như Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, Fe, As… Chúng là những nguyên tố độc hại với con người, là tác nhân dẫn đến các bệnh ung thư của cơ thể.

Theo kết quả báo cáo kim loại nặng trong nguồn nước của Bộ Y tế về nước ăn uống thì đa số các kim loại trong nước đều ở mức độ cho phép trừ Asen, Chì, Mangan và đá vôi chưa đạt tiêu chuẩn. Kim loại Asen vượt gấp hơn 3 lần cho phép tại Hoàn Kiếm, Đống Đa 2, Mỹ Đình, Hoàng Mai, trong đó đáng chú nhất là quận Hoàng Mai và Mỹ Đình. Hàm lượng Mangan, đá vôi, sắt thì khu vực Từ Liêm, Cầu Giấy, Gia Lâm, Hà Đông vượt giới hạn cho phép trong nước ăn uống gấp 2 lần.

Ngoài ra, các khu vực còn lại của Hà Nội thì “vẫn trong ngưỡng an toàn” sau khoảng 3 – 5 năm sử dụng. Tuy nhiên, sau 5 – 10 năm vẫn không cải thiện nguồn nước thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe với các mức độ khác nhau. Ảnh hưởng sức khỏe còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian nhiễm bệnh, mức độ phơi nhiễm...

Kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy chất lượng mẫu nước máy cấp tại khu vực Hà Nội vẫn chưa đạt theo đúng Quy chuẩn Việt nam về nước ăn uống, sinh hoạt. Bởi vì, còn quá nhiều tác nhân bên ngoài dẫn đến nguồn nước vốn đã sạch nhưng khi đến từng quận, từng hộ gia đình đều “bị biến thể”, chưa kể các quận có nồng độ kim loại nặng mà bản thân nhà máy không thể xử lý triệt để.

Việc xử lý tách các kim loại nặng trong nước rất quan trọng. Kết quả trên cũng gợi ý cho các công ty cấp nước cần phải tăng cường, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng nước cấp để đảm bảo vệ sinh an toàn.

Hiện nay, nhiều hộ gia đình rất thông minh, tự chọn cho mình một giải pháp xử lý nước riêng bằng thiết bị lọc nước quy mô hộ gia đình. 



Liệu có thiết bị lọc nước nào là phù với nguồn nước nhiễm Asen, Sắt, Mangan, Clo…?
Có! Đó là bộ lọc xử lý nước sinh hoạt chuyên xử lý các kim loại nặng có trong nguồn nước.
Ưu điểm của bộ lọc xử lý nước sinh hoạt ngày nay khác xa so với bộ lọc cũ trước đây, bởi bộ lọc này không những xử lý được các kim loại nặng, các tạp chất, các chất phức hợp chỉ có trong nguồn nước máy, mà còn xử lý được nước đầu nguồn là nước giếng khoan, giếng khơi, ao, hồ…

Nước sạch… đang ở đâu?

Người dân ở các thành phố lớn (điển hình như ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh) hầu hết đều được trang bị đường ống dẫn nước sạch về đến tận nhà nhưng thực chất rất nhiều khu vực của hai thành phố này đã…không thấy nước sạch đâu!

Theo báo cáo về tỉ lệ thất thoát nước sạch năm 2010, bình quân cả nước là 30% và 4 năm sau (năm 2014) thì tỉ lệ thất thoát nước sạch đã giảm còn là 27%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia có tỉ lệ thất thoát nước sạch cao so với các nước trong khu vực như Singapore có tỉ lệ thất thoát nước 5%, Đan Mạch 6%, Nhật 7% thì tỉ lệ thất thoát nước tại Việt Nam còn quá cao, lãng phí lớn.

>> Những biểu hiện nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng



Một trong những nguyên nhân lớn nhất chính là do hệ thống đường ống cấp nước trong các đô thị đã quá cũ, han gỉ, tuổi đời quá lớn (trên 30 năm) nên trong khi sử dụng để dẫn nước sạch về từng gia đình thì không thể không tránh khỏi đường ống bị tắc, rò rỉ nước và có cả sự gian lận trong khi sử dụng nước. Ngoài ra, vẫn còn nhiều hộ dân còn thiếu ý thức, gây lãng phí nước sạch quá mức.

Theo mục tiêu và tầm nhìn sử dụng nước sạch đến năm 2025 tỉ lệ thất thoát nước giảm xuống còn 15%. Dự báo tổng vốn đầu tư xây dựng và mở rộng công suất các nhà máy nước để đáp ứng nhu cầu nước sạch đến năm 2020 là 138.500 tỉ đồng.
 Ở Hà Nội – Thủ đô của cả nước, người dân vẫn dùng nước giếng khoan chưa qua xử lý. Tổng số dân ở Hà Nội mới có khaonrg 30% số dân được dùng nước sạch.
Tính ra số công trình cấp nước Hà Nội đầu tư không hề nhỏ có tới gần 100 công trình cấp nước đang hoạt động. Và theo chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Hà Nội có khoảng 80% dân số nống thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tức nước đã được xử lý, nhưng số người dân sử dụng nước sạch tức là nước được lọc đúng quy chuẩn mới chỉ đạt trên 30%. 

Nhiều xã trên địa bàn Hà Nội đang thiếu nước sạch trầm trọng, như ở xã Chàng Sơn, Thạch Xá (Thạch Thất); Hiệp Thuận (Phúc Thọ); Tam Hưng, Thanh Thùy, Xuân Dương (Thanh Oai); Quảng Phú Cầu, Liên Bạt (Ứng Hòa)…, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phát triển kinh tế địa phương. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc quản lý cũng như đầu tư các trạm cấp nước thiếu đồng bộ, thời gian xây dựng kéo dài nên nhiều trạm cấp nước, xử lý nước vẫn chưa cung cấp được nước sạch cho người dân. Điển hình như trạm cấp xử lý nước xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, được đầu tư từ năm 2005 nhưng do thời gian xây dựng kéo dài, việc triển khai thiếu đồng bộ nên chưa thể cấp nước đã lọc cho người dân.

 “Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng để bảo đảm nguồn nước sạch không bị thất thoát thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là ý thức tiết kiệm nước của người dân. Tiết kiệm nước không phải chỉ để dành riêng cho chúng ta ngày hôm nay mà còn là sự bảo đảm cho cuộc sống con cháu chúng ta sau này” – ông Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật thuộc Bộ Xây dựng cho biết.
Như vậy, nguồn nước ngọt đã khan hiếm thì nước sạch ngày càng khan hiếm hơn. Nhiều lãnh đạo sở đã có lời khuyên tới nhiều hộ dân nên hạn chế dùng nước sạch và nên dùng nước giếng khoan đã qua xử lý bằng những thiết bị lọc nước, xử lý nước chuyên dụng để sinh hoạt, vừa tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn cho cả gia đình, vừa giúp nguồn nước quốc gia đến được các vùng sâu, vùng xa chưa có nổi giọt nước để dùng.

Những biểu hiện nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng



“Tài nguyên nước” bao gồm nguồn nước măt nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.

Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Nước nhiễm kim loại nặng

Nguồn nước ô nhiễm kim loại nặng chính là việc nồng độ kim loại trong nước có nồng độ cao. Bình thường, trong nước có các kim loại sau: Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v… thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản.  

Ngày nay, nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm đến mức báo động. Một trong những nguyên nhân chính là do nước thải công nghiệp và các chất thải độc hại từ các nhà máy, cụm công nghiệp đổ thẳng trực tiếp vào nguồn nước mặt. Theo thời gian và dưới sự tác động của thời tiết, những chất thải này ngấm trực tiếp vào các mạch nước ngầm dưới lòng đất, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sinh hoạt của con người và sinh vật.

Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.

>> Giải pháp nào xử lý nước ô nhiễm công nghiệp?




Nước nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus)

Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun v.v…

Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v…

Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng.

Nước ô nhiễm từ thuốc Bảo vệ thực vật và phân bón hóa học

Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các vùng nông nghiệp thâm canh, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Hơn nữa, hiện trạng dễ nhìn nhận là ở vùng nông thôn các rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để phun cho cây trồng không được xử lý đúng quy cách, đang lan tràn ra các kênh mương và các bờ sông ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Đó còn chưa kể đến chỉ vì lợi nhuận của một bộ phận người vô tình hay cố ý đang đang “đầu độc” môi trường, đầu độc nguồn nước hàng ngày, hàng giờ…

Nguy hiểm hơn là ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi các yếu tố nêu trên lại là ở nông thôn, nơi mà trình độ dân trí còn thấp và chưa được đầu tư đồng đều, đúng mức cho hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt. Bà con thường sử dụng trực tiếp từ nguồn nước giếng đào, thậm chí vào mùa khô còn sử dụng nước mặt (ao hồ, sông suối…) cho nhu cầu nước sinh hoạt. Các bể lọc thường được đầu tư sơ sài, mang tính tự phát, lọc bằng bể cát là chủ yếu. Với phương pháp này chỉ phần nào lọc bỏ được những kim loại nặng còn các độc tố khác, các vi rút và vi khuẩn thì không hề được loại bỏ. Với tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề như hiện nay bà con nên chủ động kiểm tra, xét nghiệm mẫu nguồn nước nơi mình sinh sống, nên đầu tư các thiết bị xử lý nước chuyên dụng



Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm máy lọc nước, và thiết bị xử lý nước đang ngày trở nên thông dụng, giá cả cạnh tranh phù hợp với năng lực tài chính của hầu hết các gia đình.