Người dân ở các thành
phố lớn (điển hình như ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh) hầu hết đều được trang bị đường
ống dẫn nước sạch về đến tận nhà nhưng thực chất rất nhiều khu vực của hai
thành phố này đã…không thấy nước sạch đâu!
Theo báo cáo về tỉ lệ
thất thoát nước sạch năm 2010, bình quân cả nước là 30% và 4 năm sau (năm 2014)
thì tỉ lệ thất thoát nước sạch đã giảm còn là 27%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là
quốc gia có tỉ lệ thất thoát nước sạch cao so với các nước trong khu vực như Singapore
có tỉ lệ thất thoát nước 5%, Đan Mạch 6%, Nhật 7% thì tỉ lệ thất thoát nước tại
Việt Nam còn quá cao, lãng phí lớn.
>> Những biểu hiện nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng
Một trong những nguyên nhân lớn nhất chính là do hệ
thống đường ống cấp nước trong các đô thị đã quá cũ, han gỉ, tuổi đời quá lớn
(trên 30 năm) nên trong khi sử dụng để dẫn nước sạch về từng gia đình thì không
thể không tránh khỏi đường ống bị tắc, rò rỉ nước và có cả sự gian lận trong
khi sử dụng nước. Ngoài ra, vẫn còn nhiều hộ dân còn thiếu ý thức, gây lãng phí
nước sạch quá mức.
Theo mục tiêu và tầm nhìn sử dụng nước sạch đến năm
2025 tỉ lệ thất thoát nước giảm xuống còn 15%. Dự báo tổng vốn đầu tư xây dựng
và mở rộng công suất các nhà máy nước để đáp ứng nhu cầu nước sạch đến năm 2020
là 138.500 tỉ đồng.
Ở Hà Nội – Thủ đô của cả nước, người dân vẫn dùng nước
giếng khoan chưa qua xử lý. Tổng số dân ở Hà Nội mới có khaonrg 30% số dân được
dùng nước sạch.
Tính ra số công trình cấp nước Hà Nội đầu tư không hề nhỏ có
tới gần 100 công trình cấp nước đang hoạt động. Và theo chương trình mục tiêu
quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Hà Nội có khoảng 80% dân số
nống thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tức nước đã được xử lý, nhưng số người
dân sử dụng nước sạch tức là nước được lọc đúng quy chuẩn mới chỉ đạt trên 30%.
Nhiều xã trên địa bàn Hà Nội đang thiếu nước sạch trầm
trọng, như ở xã Chàng Sơn, Thạch Xá (Thạch Thất); Hiệp Thuận (Phúc Thọ); Tam
Hưng, Thanh Thùy, Xuân Dương (Thanh Oai); Quảng Phú Cầu, Liên Bạt (Ứng Hòa)…,
làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phát triển kinh tế địa phương. Nguyên
nhân của tình trạng này là do việc quản lý cũng như đầu tư các trạm cấp nước
thiếu đồng bộ, thời gian xây dựng kéo dài nên nhiều trạm cấp nước, xử lý nước
vẫn chưa cung cấp được nước sạch cho người dân. Điển hình như trạm cấp xử lý
nước xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, được đầu tư từ năm 2005 nhưng do thời gian
xây dựng kéo dài, việc triển khai thiếu đồng bộ nên chưa thể cấp nước đã lọc
cho người dân.
“Bên cạnh việc
đầu tư hạ tầng để bảo đảm nguồn nước sạch không bị thất thoát thì yếu tố quan
trọng nhất vẫn là ý thức tiết kiệm nước của người dân. Tiết kiệm nước không
phải chỉ để dành riêng cho chúng ta ngày hôm nay mà còn là sự bảo đảm cho cuộc
sống con cháu chúng ta sau này” – ông Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng
Kỹ thuật thuộc Bộ Xây dựng cho biết.
Như vậy, nguồn nước ngọt
đã khan hiếm thì nước sạch ngày càng khan hiếm hơn. Nhiều lãnh đạo sở đã có lời
khuyên tới nhiều hộ dân nên hạn chế dùng nước sạch và nên dùng nước giếng khoan
đã qua xử lý bằng những thiết bị lọc nước, xử lý nước chuyên dụng để sinh hoạt,
vừa tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn cho cả gia đình, vừa giúp nguồn nước quốc
gia đến được các vùng sâu, vùng xa chưa có nổi giọt nước để dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét